Các món Ẩm_thực_Nhật_Bản

Với cơm nắm onigiriYakitori, thịt gà xiên nướngGyudon, cơm với thịt bò (phải) và mì "niku shoyu ramen" (trái).Bánh xèo Okonomiyaki với tép và phô maiCháo đậu đỏ azukiyagu bán tại một chợ ở tỉnh Okinawa

.

Món tươi sống

Món cá sống (sashimi - 刺身 hay さしみ) lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bảntương ớt.

Món theo mùa

Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá bống băng shiro-uo và đón mùa anh đào nở bằng bánh dày sakura mochi và gạo anh đào.Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn (unagi), cà tím nướng (yaki-nasu), đậu edamame, các loại lạnh như: mì sợi mỏng (somen), mỳ tôm lạnh (hiyashi chuka), các món đậu hũ như: đậu phụ lạnh Nhật Bản (hiya-yakko) và khổ qua xào đậu hũ (goya champuru) của vùng Okinawa.

Tháng 5 là mùa cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu (cá hồi). Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng (yaki imo), món lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa chuộng như bào ngư, dưa chuộtmăng.Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người Nhật ăn lẩu (nabemono), canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng (shiruko). Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.

Món ngày lễ

  • Bữa ăn ngày Tết Nguyên Đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh dày ozoni.

Sushi

Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyo-maki ( cuộn tròn).

Wagashi

Hay còn gọi là Bánh ngọt Wagashi. Gồm:

Đặc sản

Tráng miệng

Người Nhật không thể thiếu các thức ăn tráng miệng ngoài hoa quả, bánh kẹo ra. Trong đó có:

  • đá bào (かき氷): Nguồn gốc của kakigōri tồn tại từ thời kỳ Heian khoảng thế kỉ 11. Tại thời điểm đó, các loại đá cục được bào bằng một con dao và đựng trong một tô inox và được ăn với nhựa cây phong đường khi các khối băng được lưu trong những tháng lạnh hơn sẽ được cạo và phục vụ với xi-rô ngọt cho giới quý tộc Nhật Bản vào mùa hè. Kakigōri trở nên dễ tiếp cận hơn vào thế kỷ 19, khi băng trở nên phổ biến rộng rãi hơn cho công chúng trong mùa hè.bHương vị phổ biến bao gồm dâu tây, anh đào, chanh, trà xanh, nho, dưa, "Blue Hawaii," mận ngọt và xi-rô màu. Một vài nơi bán đá bào cung cấp nhiều loại màu sắc bằng cách sử dụng hai hoặc nhiều sirô khác nhau. Thời kì Meiji vào khoảng thế kỷ 19 là thời kì mà món đá bào Kakigori đã trở thành một món ăn dân dã cho công chúng. Từ trước thời gian đó, đá vẫn còn rất đắc tiền và phải nhập khẩu từ Boston, Mỹ, mất hơn nửa năm để vận chuyển về Nhật Bản. Tuy nhiên các doanh nghiệp thực phẩm Kahe Nakagawa đã thành công trong việc cung cấp đá Hakodate từ Hokkaido đến Yokoham, cửa hàng kakigori đầu tiên được mở tại khu vực Bashamichi ở Kanagawa vào năm 1872.

Để làm ngọt kakigōri, sữa đặc thường được rưới lên trên lớp siro. Nó không phải dạng hình đồi tuyết, nó được bao phủ bằng đá xay nhuyễn mịn hơn nhiều, giống như tuyết mới rơi, có thể dùng muỗng để múc và ống hút để hút siro đặc ngọt.Và sau đó một máy tự làm đá bằng tay được phát minh vào giữa thời kì Meiji và một máy làm đá xuất hiện trong thời kì Showa đầu những năm 1930, và cuối cùng Kakigori trở thành thực phẩm phổ biến đến bây giờ.Hơn 1200 năm trôi qua kể từ thời Heian đến nay, Kakigori đã trở thành một món ăn tráng miệng ngọt ngào nổi tiếng của Nhật Bản của tất cả các thế hệ, đặc biệt được yêu thích trong mùa hè. Ngày nay kakigori đã trở thành một món tráng miệng công phu với kem, sữa chua đông lạnh, sữa đặc có đường hoặc xi rô và nhiều loại hoa quả như dâu tây, kiwi, chuối, cũng như bánh dango, thạch rau câu,ngũ cốc và bánh quy kem oreo,..Từ đó, kakigori du nhập vào Hàn Quốc bị biến thành patbingsu.

  • Dango: bánh trôi xiên que.Dango là một món bánh truyền thống của người Nhật, nó là một loại bánh trôi được làm từ bột gạo (Mochiko). Dango có hình dạng khá giống với Mochi và thường được dùng chung với trà. Bánh Dango có nhiều hình dạng, tùy vào văn hóa phong tục của từng khu vực, có nơi làm bánh hình tròn, có chỗ nặn hình chữ nhật, hình dẹt… nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn. Dango là món ăn chơi, rất bình dị và được dùng quanh năm, nhưng tùy theo từng mùa sẽ có những loại Dango khác nhau.
  • chè đậu đỏ Shiruko: Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp nước và đường, được tô điểm thêm bới vài mẩu bánh dango hay mochi nướng.Có hai cách chế biến món chè này, hoặc là nấu nguyên vỏ hoặc là nấu khi hạt đậu đã được bỏ vỏ, ninh nhừ rồi đánh bằng muôi cho hạt đậu nhuyễn ra. Ở phía Tây Nhật Bản, cách nấu nguyên vỏ thường được gọi là zenzai. Shiruko được ăn quanh năm, nhưng vì nó thường được dùng khi còn nóng nên đây được xem là một bài thuốc giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh giá.
  • chè kem Anmitsu: Ở Nhật Bản, vào những ngày hè này, món tráng miệng truyền thống đầy màu sắc Anmitsu chính là món ăn chơi không thể thiếu, giúp xua bớt đi cái oi bức và khó chịu mà thời tiết mang lại. Anmitsu có nguồn gốc từ thời Minh Trị, và cho đến hiện nay vẫn luôn được yêu thích tại Nhật. Món ăn này đặc biệt phù hợp cho những ngày thời tiết nóng ẩm, giúp mang lại cảm giác nhẹ dịu và mát mẻ hơn cho cơ thể.

Thành phần nguyên liệu của Anmitsu rất phong phú, thông thường gồm: thạch rau câu, bánh dày mochi hay dango,kem trà xanh, mứt đậu đỏ, đậu luộc, siro và các loại trái cây theo mùa. Sự hòa quyện những nguyên liệu này trong bát anmitsu sẽ đem đến những hương vị vô cùng đặc biệt cho người dùng, đó là vị ngọt bùi của đậu, dai dẻo của bánh dày, mát lạnh của kem và ngọt chua của trái cây. Bên cạnh đó, tất cả nguyên liệu với đầy đủ màu sắc được trang trí đơn sơ nhưng hài hòa, đẹp mắt, sẽ khiến cho bất cứ thực khách nào cũng phải trầm trồ.